PHÁT HIỆN Ở QUÁN CÀ PHÊ
Tiểu luận Đào Hiếu
Những điều người ta nói sau lưng mình không hẳn đã là xấu. Bởi vì nếu không có những lời đó chưa chắc tôi đã viết được bài báo này.
Chỉ khi rời quán cà phê, về nhà, tôi mới nhận được những lời đó. Nó vang lên trong điện thoại. Cuộc gọi của một người bạn thân: “Lúc nãy khi mày vừa đi thì có người nói: cái tay Đào Hiếu này viết bạo quá, chỉ trích nhà nước cỡ đó thì chỉ có mấy tay cò mồi hoặc là công an văn hóa đội lốt nhà văn mới dám làm.”
Câu nói sau lưng ấy như cái công tắc đèn điện, nó vừa bật lên trong cái đầu mù mịt của tôi, làm bừng sáng một khuôn mặt. Rồi nhiều khuôn mặt. Lố nhố. Lướt qua trí nhớ tôi, trôi dạt, đọng lại, hội tụ, định dạng ngay trước mũi. Tôi ngửi thấy được mùi của họ. Nhưng họ không là ai cụ thể. Họ là một tầng lớp, một nhóm bạn thân quen. Vẫn chơi. Vẫn bù khú, nhậu nhẹt, tán dóc. Một đám bằng hữu mà tôi không bao giờ từ bỏ, ghét bỏ. Vì họ có tri thức, có tấm lòng. Họ tốt. Họ là bạn tôi.
Chỉ có điều…
*
Tôi biết mình là ai. Tôi viết bạo. Tôi có một trang web cũng rất bạo. Sao tôi không bị bắt, sao trang web của tôi không bị dẹp tiệm hay phá hoại?
Trước nay tôi vẫn nghĩ mình là một thằng liều mạng, một kẻ chịu chơi. Cái gì mình cho là đúng thì viết, cái gì mình thấy là sai thì lên án, phê phán, nguyền rủa. Đơn giản là vậy. Vài người bạn bảo tôi: “Công an nó theo dõi mày đấy, coi chừng!” Tôi nói: “Việc của họ thì họ làm, việc của mình thì mình làm, hơi đâu mà lo. Cứ lo sợ thì chẳng làm gì được.”
Đó là chuyện trước đây.
Bây giờ, sau khi nghe “câu nói sau lưng” kia, thì đã khác rồi.
*
Khác như thế nào?
Rằng không phải tôi “chịu chơi” hay “liều mạng” mà chỉ là một thằng “cò mồi”, một tên “công an văn hóa đội lốt nhà văn”. Bằng chứng là tôi viết tự do thoải mái như thế nhưng có ai hù dọa răn đe bắt nhốt gì tôi đâu.
Rất may là khi biết có người nghĩ về mình như vậy tôi mới phát hiện một sự thực: đó là sở dĩ tôi có thể viết tự do thoải mái như thế là vì chế độ cộng sản ở Việt Nam hiện nay phớt lờ những gì người ta viết trên mạng. Mặt của họ đã dày như cái mo rồi, có lấy ngòi bút mà chọc vào má, họ cũng chẳng “ngứa”.
Rồi tôi lại phát hiện thêm một sự thực nữa: đó là chính giới cầm bút trong nước hiện nay bị nỗi sợ hãi truyền kiếp (từ thời Nhân văn giai phẩm) làm cho khiếp đảm nên không dám viết, thi thoảng mới có vài anh nhà báo, nhà văn viết một bài gì hơi “có vấn đề” một chút, thì giấu giấu, đút đút, quan trọng hóa đến khốn khổ.
Còn viết huỵch tẹc như tôi thì được khen là “dũng cảm” hoặc bị nghi ngờ là “cò mồi” là “công an văn hóa”. Tôi cám ơn lời khen ấy nhưng tôi xin thưa rằng tôi chẳng dũng cảm gì cả, cũng chẳng bao giờ được cái hân hạnh làm anh công an văn hóa vô cùng cao quý của Đảng.
Tôi chỉ là một anh công chức quèn đã về hưu. Đơn giản như vậy. Nhưng tôi dám viết. Còn các anh (đang sống trong nước) sao im lặng? Sao chết nhát thế? Cứ viết đi. Viết như những gì các anh đã suy nghĩ, đã từng nói với tôi. Với bè bạn, với đồng nghiệp. Viết đi chứ. Tại sao cứ nghĩ rằng nhà nước cộng sản sẽ xét nhà, tịch thu máy tính, bắt bỏ tù?…
Tôi cũng đã từng bị như vậy, nhưng thời đó qua rồi. Các anh cứ mạnh dạn viết đi. Nếu không dám viết thì đừng có mà đổ thừa cho chế độ.
Nếu các anh không dám viết thì chẳng lẽ quanh đi quẩn lại chỉ có Lữ Phương, Bùi Minh Quốc, Tiêu Dao Bảo Cự, Đào Hiếu, Hà Sĩ Phu…thôi sao? Các anh nghĩ chúng tôi là ai? Háo danh? Chơi nổi? Thích chính trị? Muốn làm bộ trưởng? Muốn lập đảng phái này nọ?
Hay các anh đứng ngoài cuộc vì các anh muốn làm văn học phi chính trị? Đó chỉ là ngụy tín. Không bao giờ có thứ văn học đó đâu. Hay các anh đang mai phục, náu mình? Ôi thôi, trong tình hình này mà còn mai phục và náu mình thì có khác gì “bọn cơ hội”. Hay các anh muốn nói: “Hãy để yên cho nhà nước xây dựng cầu đường, bệnh viện, trường học, nhà máy, đừng la lối chỉ trích, rách việc…” Các anh không biết rằng nhà nước xây dựng có một mà “ăn” tới năm ba phần sao? Xây cầu thì cầu sập chết hàng trăm người, làm đường thì đường sạt lở, bỏ ra hàng trăm triệu đô-la để làm hệ thống thoát nước Hà Nội thì Hà Nội chìm trong biển nước, hao tốn 10.000 tỷ đồng để làm hầm ngầm Thủ Thiêm thì hầm nứt, nuớc rò rỉ tùm lum… chuyện đó ở Việt Nam đứa con nít nó cũng biết.
Vậy các anh lấy cớ gì mà đứng ngoài cuộc? Sao không giúp chúng tôi một tay? Có ai cấm các anh viết đâu? Có ai bỏ tù các anh đâu? (Tôi đã chứng minh bằng chính bản thân mình, các anh không tin sao? Hay là các anh cũng nghĩ tôi là cò mồi, là công an văn hóa?)
Trong bài “Tổ quốc của kẻ sĩ” nhà văn Nguyễn Gia Kiểng đã viết:
“Mỗi người có cách riêng để luồn lách và tồn tại. Tất cả đều khôn, không ai chịu dại cả. Kết quả tổng hợp là đất nước vẫn tiếp tục quằn quại trong độc tài và lạc hậu. MỘT DÂN TỘC GỒM TOÀN NHỮNG NGƯỜI KHÔN LÀ MỘT DÂN TỘC RẤT ĐẦN ĐỘN. Chỉ có thể coi là yêu nước những người sẵn sàng chấp nhận một sự dại dột nào đó cho đất nước.”
Nếu những nhận xét trên của ông Nguyễn Gia Kiểng là chính xác thì giới trí thức văn nghệ sĩ chúng ta có vĩnh viễn làm gia nô cho chính quyền cộng sản cũng là đáng đời.
Ngày 21.03.2009
ĐÀO HIẾU
PHẢN HỒI CỦA ĐỘC GIẢ TALAWAS BLOG
hoangdung nói:
23/03/2009 lúc 2:36 chiều
Tôi ở nước ngoài,có theo dõi các web và blog trong nước.Website của Anh và blog của anh Nguyễn Quang Lập hay lắm.Mong các Anh luôn tự tin và tiếp tục viết. Trong các họa, nếu có và gặp phải, thì họa văn hóa là cao nhất và dễ chịu nhất. Có phải vậy không?
TracTreo nói:
23/03/2009 lúc 10:05 sáng
Tôi hiểu nỗi bực mình của anh ĐH khi viết bài này. Và, không chỉ bực mình, còn có nỗi đau trong đó. Đau cho mình, và cả đau cho người.
Tôi sẽ không biện hộ cho những người đã có những nhận xét mà anh vừa kể trên, bởi vì, nói xấu (ở đây, còn hơn là nói xấu đơn thuần, còn có thể gọi đích danh là hạ nhục) một người khi trong tay không có một bằng chứng nào, là một hành vi tệ hại.
Tuy nhiên, tôi muốn tâm tình với anh ĐH một điều. Đó là, như những cái tên lẻ loi anh kể trong bài viết của mình, những ĐH, TDBC, HSP, BMQ, LP… hoặc có thể lấn sân ra ngoài vòng văn nghệ, chúng ta có thể kể thêm được bao nhiêu người, có vượt số ngón trên tứ chi của con người hay không? Tôi e là… không.
Những kẻ tiên phong hiếm hoi bao giờ cũng bị bầm dập bởi chính cái đám đông được hưởng lợi từ cái hành xử tiên phong của họ. Đó là một “quy luật muôn đời”, gần như ở đâu cũng vậy, thời nào cũng vậy.
Giá mà anh ĐH bớt đi được những hằn học trong bài viết của mình, có lẽ tốt hơn nhiều. Phải không anh?
LyenSon nói:
23/03/2009 lúc 9:19 sáng
Không phải ai cũng có khả năng viết, nhất là những bài chính luận về thực trạng xã hội. Nên ai có năng khiếu thì cứ viết, những người còn lại mà có tấm lòng thì sẽ đọc và truyền miệng qua người khác, có thể từ quán cà phê…Thực tế chính quyền không quá sợ những thông tin lan truyền trên mạng, tuy rất ngại nó được phổ biến (đơn cử nếu không ngại thì đã không phải vượt fire wall mới vào xem Talawas được). Vì họ biết rằng, số người có khả năng truy cập mạng và được xem những bài viết phản ảnh hiện thực xã hội không nhiều.Vì vậy, theo tôi, người đọc và phổ biến đến những người không có điều kiện truy cập internet, cũng cần thiết không kém người viết bài hay.
Nguyen Tam Bao nói:
23/03/2009 lúc 8:16 sáng
Việc ông Đào Hiếu “viết bạo” mà không việc gì có thể hiểu thế này được chăng:
Công an văn hóa thấy những bài viết của ông dù bạo nhưng vô hại, có tác dụng như những cái valve an toàn để giải tỏa bức xúc cho người đọc.
Đảng cộng sản chỉ sợ sự bất mãn được tích tụ lại mà không có chỗ giải thoát, dẫn đến nguy cơ bùng nổ thành “cách mạng”. Hơn nữa khi một đám đông bất mãn mà không có tổ chức, không có sự lãnh đạo tốt để có thể hội tụ sức mạnh tập thể, thì cũng chẳng có gì đáng sợ lắm đối với chế độ.
Họ khôn ngoan ở chỗ chỉ đàn áp một cách chọn lọc những yếu tố có khả năng tích tụ sự bất mãn, là mầm mống dẫn đến sự hội tụ sức mạnh tập thể - như việc thành lập đảng phái chính trị hay tổ chức dân chủ chẳng hạn, hoặc những bài viết có khả năng kích động “tinh thần dân tộc” của sinh viên và thanh niên trẻ để họ cùng nhau xuống đường …
Ngoài ra, không phải ai cũng cho rằng “liều mạng, chịu chơi” là hay. Sự thận trọng và tính hiệu quả mới đáng quí. Vấn đề là đạt được mục đích
Thứ Sáu, 27 tháng 3, 2009
Hồn Trương Ba da hàng thịt
tiếu luận Đào Hiếu
Cái chết của Trương Ba trong truyện cổ dân gian là một cái chết tự nhiên nhưng vì Ðế Thích tiếc cái tài đánh cờ của ông mà cho ông sống lại trong xác người bán thịt. Còn cái chết của Trương Ba trong kịch Lưu Quang Vũ thì lại là hậu quả của một hành động ”quan liêu“ của các vị quan chức trên trời là Nam Tào, Bắc Ðẩu. Sự khác biệt ấy hàm ý châm chọc, chuyện đó cũng không có gì quá đáng.
Ðến như khi hồn Trương Ba đã nhập vào xác anh hàng thịt, ngồi bật dậy xé bỏ đồ tẩm liệm mà xăm xăm đi về nhà mình thì mới có sự giằng co giữa hai bà vợ. Vợ anh hàng thịt thì bảo đó là chồng mình vì vẫn cái tay cái chân ấy, cái mắt cái miệng ấy. Còn vợ anh Trương Ba, vì đã được Ðế Thích báo cho biết trước nên yên chí khẳng định đó là chồng mình. Rốt cuộc kiện đến quan, quan truyền đem bàn cờ và con lợn ra thử. Quả nhiên anh chàng thịt lại không biết mổ heo mà chơi cờ tướng thì cực cao. Quan bèn xử cho về sống với bà Trương Ba.
Ðó là chuyện cổ tích.
Trong kịch, Lưu Quang Vũ phát triển lên tới mức cao hơn, triết lý hơn, cay độc hơn.
Anh Trương Ba trong lớp hàng thịt kia không còn là lão già làm vườn ốm yếu ho hen mà là một chàng cốt-xì-tô vai u thịt bắp, tất nhiên ăn phải nhiều, uống phải lắm. Ðó là nói về cái sức vóc. Từ khi Trương Ba nghe lời cậu con trai khuyếch trương hàng thịt thì tiền vào như nước, mua chuộc được cả quan quyền. Ðó là nói về cái tài lộc. Có sức vóc có tài lộc lại cận kề những hai bà vợ mà đặc biệt bà vợ anh hàng thịt thì lại trẻ trung đa tình rất mực.
Vậy là ông già Trương Ba có đủ cả: Sức vóc, tiền tài, danh vọng và ái tình. Cái hồn Trương Ba vì thế mà biến đổi đi là phải. Trước kia Trương Ba la mắng cậu con trai là dân phe phẩy buôn bán chợ trời bây giờ chính ông cũng ”chặt đẹp“ khách hàng của mình chẳng chút nương tay. Trước đây Trương Ba mắng con ăn tục nói phét bây giờ ông cũng phát vào mông đàn bà đen đét mà chẳng chút ngượng ngùng.
Có lẽ cái điều mà kịch bản muốn nói là ở chỗ đó. Con người trước đây cao đẹp là vậy, lý tưởng là vậy thế mà chỉ vì tiền tài, vật chất và sắc đẹp mà tha hóa, mà biến chất đến nỗi bạn bè, vợ con không nhận ra và chính mình cũng không nhận ra mình nữa.
Hiểu vở kịch như thế cũng không sai và chắc chắn là phần đông khán giả cũng hiểu vở kịch như thế.
Nhưng cũng có người xem xong vở kịch lại thấy nó nửa vời, nó ấm ức thế nào!
Tại sao? Có lẽ vì cái chủ đề ấy, cái nội dung ấy ai cũng biết, nó phổ biến mọi thời mọi nơi. Một cuộc sống phè phỡn với tiền và gái thường làm hư hỏng con người. Vậy thì phát triển câu chuyện dân gian Hồn Trương Ba Da Hàng Thịt theo cái lô-gíc ấy có gì là lạ, có gì là ngoạn mục lắm đâu?
*
Cái lạ cái ngoạn mục lại nằm trong một lô-gíc khác.
Ðó là cái lô-gíc ngược lại và ta sẽ có một cặp phạm trù hoàn toàn mới, không phải là Hồn Trương Ba - Da Hàng Thịt mà là Hồn Hàng Thịt - Da Trương Ba.
Vâng, Hồn Hàng Thịt-Da Trương Ba mới chính là bi kịch của xã hội Việt Nam hiện nay. Quanh ta, nhan nhản những tâm hồn hàng thịt, dốt nát, tham lam, ti tiện… nhưng lại may mắn sống nhờ vào bộ cánh của một chàng Trương Ba nào đó. Chàng Trương Ba ấy có thể là một ông giám đốc, một anh nhà báo “bồi bút”, một “tiến sĩ giấy” hay một ông quan cách mạng đi xe Toyota…
Những cặp kính trắng, cái samsonite, cái học vị, cái danh xưng, cái mác này mác nọ… đang hàng ngày vờ vịt, lập lờ đánh lận con đen.
Chính vì thế mà khi xem kịch, thích cái tài châm biếm của tác giả, thích các nhân vật lý trưởng, nhân vật vợ hàng thịt, nhân vật cậu cả… lắm nhưng vẫn thấy thiếu, đôi lúc tưởng như tác giả đặt lộn vấn đề.
Tiếc thay trong kho tàng truyện dân gian ta lại chỉ có mỗi một truyện Hồn Trương Ba, Da Hàng Thịt mà không có truyện Hồn Hàng Thịt, Da Trương Ba, nếu không biết đâu lại chẳng có người nổi máu nghề nghiệp mà viết thành một vở kịch có khi còn thấm thía hơn nhiều.
ĐÀO HIẾU
Cái chết của Trương Ba trong truyện cổ dân gian là một cái chết tự nhiên nhưng vì Ðế Thích tiếc cái tài đánh cờ của ông mà cho ông sống lại trong xác người bán thịt. Còn cái chết của Trương Ba trong kịch Lưu Quang Vũ thì lại là hậu quả của một hành động ”quan liêu“ của các vị quan chức trên trời là Nam Tào, Bắc Ðẩu. Sự khác biệt ấy hàm ý châm chọc, chuyện đó cũng không có gì quá đáng.
Ðến như khi hồn Trương Ba đã nhập vào xác anh hàng thịt, ngồi bật dậy xé bỏ đồ tẩm liệm mà xăm xăm đi về nhà mình thì mới có sự giằng co giữa hai bà vợ. Vợ anh hàng thịt thì bảo đó là chồng mình vì vẫn cái tay cái chân ấy, cái mắt cái miệng ấy. Còn vợ anh Trương Ba, vì đã được Ðế Thích báo cho biết trước nên yên chí khẳng định đó là chồng mình. Rốt cuộc kiện đến quan, quan truyền đem bàn cờ và con lợn ra thử. Quả nhiên anh chàng thịt lại không biết mổ heo mà chơi cờ tướng thì cực cao. Quan bèn xử cho về sống với bà Trương Ba.
Ðó là chuyện cổ tích.
Trong kịch, Lưu Quang Vũ phát triển lên tới mức cao hơn, triết lý hơn, cay độc hơn.
Anh Trương Ba trong lớp hàng thịt kia không còn là lão già làm vườn ốm yếu ho hen mà là một chàng cốt-xì-tô vai u thịt bắp, tất nhiên ăn phải nhiều, uống phải lắm. Ðó là nói về cái sức vóc. Từ khi Trương Ba nghe lời cậu con trai khuyếch trương hàng thịt thì tiền vào như nước, mua chuộc được cả quan quyền. Ðó là nói về cái tài lộc. Có sức vóc có tài lộc lại cận kề những hai bà vợ mà đặc biệt bà vợ anh hàng thịt thì lại trẻ trung đa tình rất mực.
Vậy là ông già Trương Ba có đủ cả: Sức vóc, tiền tài, danh vọng và ái tình. Cái hồn Trương Ba vì thế mà biến đổi đi là phải. Trước kia Trương Ba la mắng cậu con trai là dân phe phẩy buôn bán chợ trời bây giờ chính ông cũng ”chặt đẹp“ khách hàng của mình chẳng chút nương tay. Trước đây Trương Ba mắng con ăn tục nói phét bây giờ ông cũng phát vào mông đàn bà đen đét mà chẳng chút ngượng ngùng.
Có lẽ cái điều mà kịch bản muốn nói là ở chỗ đó. Con người trước đây cao đẹp là vậy, lý tưởng là vậy thế mà chỉ vì tiền tài, vật chất và sắc đẹp mà tha hóa, mà biến chất đến nỗi bạn bè, vợ con không nhận ra và chính mình cũng không nhận ra mình nữa.
Hiểu vở kịch như thế cũng không sai và chắc chắn là phần đông khán giả cũng hiểu vở kịch như thế.
Nhưng cũng có người xem xong vở kịch lại thấy nó nửa vời, nó ấm ức thế nào!
Tại sao? Có lẽ vì cái chủ đề ấy, cái nội dung ấy ai cũng biết, nó phổ biến mọi thời mọi nơi. Một cuộc sống phè phỡn với tiền và gái thường làm hư hỏng con người. Vậy thì phát triển câu chuyện dân gian Hồn Trương Ba Da Hàng Thịt theo cái lô-gíc ấy có gì là lạ, có gì là ngoạn mục lắm đâu?
*
Cái lạ cái ngoạn mục lại nằm trong một lô-gíc khác.
Ðó là cái lô-gíc ngược lại và ta sẽ có một cặp phạm trù hoàn toàn mới, không phải là Hồn Trương Ba - Da Hàng Thịt mà là Hồn Hàng Thịt - Da Trương Ba.
Vâng, Hồn Hàng Thịt-Da Trương Ba mới chính là bi kịch của xã hội Việt Nam hiện nay. Quanh ta, nhan nhản những tâm hồn hàng thịt, dốt nát, tham lam, ti tiện… nhưng lại may mắn sống nhờ vào bộ cánh của một chàng Trương Ba nào đó. Chàng Trương Ba ấy có thể là một ông giám đốc, một anh nhà báo “bồi bút”, một “tiến sĩ giấy” hay một ông quan cách mạng đi xe Toyota…
Những cặp kính trắng, cái samsonite, cái học vị, cái danh xưng, cái mác này mác nọ… đang hàng ngày vờ vịt, lập lờ đánh lận con đen.
Chính vì thế mà khi xem kịch, thích cái tài châm biếm của tác giả, thích các nhân vật lý trưởng, nhân vật vợ hàng thịt, nhân vật cậu cả… lắm nhưng vẫn thấy thiếu, đôi lúc tưởng như tác giả đặt lộn vấn đề.
Tiếc thay trong kho tàng truyện dân gian ta lại chỉ có mỗi một truyện Hồn Trương Ba, Da Hàng Thịt mà không có truyện Hồn Hàng Thịt, Da Trương Ba, nếu không biết đâu lại chẳng có người nổi máu nghề nghiệp mà viết thành một vở kịch có khi còn thấm thía hơn nhiều.
ĐÀO HIẾU
Điểm mặt kẻ thù
ĐIỂM MẶT KẺ THÙ
Tiểu luận của Đào Hiếu
Cách đây 26 năm tôi có viết một truyện dài dựa theo cuộc đời của anh thương binh Phan Thành Lợi. Đây là sáng kiến của bà Đỗ Duy Liên, lúc ấy là phó chủ tịch UBND Thành phố HCM.
Anh Lợi quê ở Củ Chi, là một thương binh bị cụt cả hai tay, hai chân. Lúc đó anh được cấp một căn hộ nhỏ trong “làng phế binh” Thủ Đức.
Tôi lui tới làm việc với anh trong vài tháng và viết xong một truyện dài lấy tên là QUA SÔNG. Tác phẩm được nhà xuất bản Văn Nghệ in năm 1986 với số lượng là 10.150 cuốn, khổ 13×19cm.
Hồi đó sách in bằng giấy đen, sần sùi, trông rất xấu xí, nhưng vẫn không đủ sách để mà bán.
Sau khi anh Lợi qua đời vì những thương tích cũ hành hạ, tôi gần như quên tác phẩm ấy, một phần vì tôi nghĩ đó chỉ là một cuốn sách viết theo đơn đặt hàng, và phần khác vì đề tài “cách mạng” không còn được độc giả quan tâm nữa, do những tác động quá tệ hại của guồng máy tham nhũng ngoài xã hội.
Hai mươi bốn năm sau, trong lúc nhàn rỗi, tình cờ đọc lại “Qua Sông”, tôi không thể ngờ rằng trong quá khứ mình đã từng tiếp xúc với một anh du kích Củ Chi lạ lùng như vậy, đã từng viết về một cuộc tình đau đớn như vậy.
Tôi từng xem những phim chiến tranh thuộc loại tầm cỡ của điện ảnh Mỹ như “Giải cứu binh nhì Ryan”, “Huyền thoại mùa Thu”, “Cuốn theo chiều gió”, “Trung đội”…nhưng chưa từng thấy nhân vật nào có số phận nghiệt ngã như anh Phan Thành Lợi, chưa từng thấy có chiến trường nào bi thảm như chiến trường Củ Chi khi phải hứng chịu những trận bom rải thảm của máy bay B52 trong trận càn Cedar Falls đẫm máu đầu năm 1967.
Đọc lại QUA SÔNG, tôi chợt “ngộ” ra một điều, đó là: cuộc chiến vừa qua không phải là cuộc chiến của những người đang cầm quyền hiện nay ở Việt Nam, mà là cuộc chiến của những người lính đã chết ngoài mặt trận, của những thương binh như Phan Thành Lợi, của những cô giao liên dũng cảm như Huệ, của những bà mẹ thui thủi chờ mong con bên ánh đèn dầu, của những đôi lứa yêu nhau đã phải chia lìa chỉ sau một trận đánh, của những trẻ thơ chết như rạ giữa đồng sau một trận pháo bầy.
Còn chúng ta, những người đang cướp bóc, đang giành giựt của cải và quyền lực… chỉ là một lũ ăn theo, một bọn dây máu ăn phần, một phường hôi của bần tiện.
Trong kháng chiến chống Mỹ, những người như anh Lợi cứ nghĩ rằng mình là “cộng sản” nhưng thực tế họ không hề biết chủ nghĩa cộng sản là gì. Ở các đô thị miền Nam cũng vậy: Có những trí thức trẻ đã đấu tranh dưới ngọn cờ của Đảng cộng sản Việt Nam, thậm chí đã là đảng viên, nhưng vẫn không phải là một người cộng sản vì họ chẳng quan tâm tới điều đó.
Lúc ấy, những người như anh Lợi cứ tưởng rằng Đảng đang lãnh đạo họ, thực tế là Đảng chỉ giao việc cho họ, còn lãnh đạo họ chính là lòng yêu nước.
Lúc ấy, những người như anh Lợi tưởng rằng mình đang “cùng hội cùng thuyền” với Đảng cộng sản, thực tế họ chỉ “cùng thuyền” mà không bao giờ “cùng hội”.
Cái con thuyền Mặt trận GPMN cũng như Mặt trận Việt Minh có nhiều người ngồi trên đó, có cộng sản lẫn không cộng sản, thậm chí có cả người chống cộng.
Họ có cùng một điểm đến là đánh đuổi ngoại xâm và một người cầm lái: đó là Đảng. Họ không biết Đảng là ai, chỉ đến khi thuyền cập bến, thấy Đảng coi những thành phần khác là “khách sang sông” và gạt họ qua một bên để nắm trọn quyền lực và quyền lợi, thì đã muộn rồi.
Tôi cũng từng là một người “khách sang sông” như thế. Tôi cũng đã từng đứng ở một chiến tuyến. Vì thế với tư cách nhà văn, tôi thấy có trách nhiệm ghi lại bi kịch của những người lính trong chiến tuyến đó.
Những nhà văn ở chiến tuyến bên kia cũng đã viết về số phận, về nỗi đau của những người lính trên chiến tuyến ấy. Đó là quyền của người cầm bút.
Những tác phẩm của hai bên sẽ bổ sung cho nhau, góp phần tạo nên diện mạo của một người-lính-việt-nam-nạn-nhân-chiến-tranh, trong thân phận chung của một dân tộc cùng khổ và bất hạnh.
Thật là ngu ngốc biết bao nếu chúng ta cứ công kích nhau, bôi lọ nhau và bôi lọ những người đã chết cho cuộc chiến tranh khốn nạn này.
Thật là rồ dại biết bao nếu lòng chúng ta vẫn còn nuôi nấng hận thù…
Thù ai? Những người du kích, những anh bộ đội cụ Hồ, những anh lính Cộng hòa, những trí thức, những công chức trong guồng máy của cả hai miền Nam Bắc… họ là kẻ thù sao? Không. Họ chỉ là nạn nhân, họ đã bị lừa gạt, bị xúi giục căm thù, bị xúi giục cầm súng… nhưng tất cả họ đều chỉ là nạn nhân. Và phần lớn họ đã chết: trên rừng, dưới biển, trong đồng bưng, ngoài biên giới, hải đảo, trong các nhà tù, các trại cải tạo. Số còn lại cũng đã già rồi, lẫn khuất đâu đó trong làng xóm, trong ngõ hẻm, trong sình lầy hay khói bụi.
Vậy thì kẻ thù của nhân dân là ai? Đó chính là bọn cầm quyền của cả hai chế độ, bọn tướng lãnh đầu sỏ của cả hai chế độ. Và các thế lực ngoại bang đứng đàng sau cuộc chiến để thủ lợi. Chính chúng đã phát động chiến tranh, đã điều khiển chiến tranh, đã ra lệnh và đã làm chết hàng chục triệu người, làm tan nát bao nhiêu gia đình.
*
Cuộc nội chiến vừa qua quá rộng lớn, quá hung dữ. Nó đã kéo cả dân tộc vào cơn điên của nó, nó chi phối, nó quyết định mọi số phận, mọi cảnh đời, nó hành hạ, chà đạp, hủy diệt.
Nó phanh thây tổ quốc.
DÙ CHỌN LỰA HAY KHÔNG CHỌN LỰA, ANH CŨNG VẪN BỊ CUỐN THEO DÒNG CHẢY CỦA NÓ. CẢ DÂN TỘC ĐỀU LÀ NẠN NHÂN CỦA CHIẾN TRANH, KỂ CẢ NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CẦM SÚNG VÀ ĐÃ CHIẾN ĐẤU, ĐÃ GIẾT VÀ ĐÃ BỊ GIẾT.
Vậy thì tại sao lại cứ đòi cho được rằng hồi đó theo cộng sản hay theo Mỹ là có tội?
Tôi hỏi anh, khi những người lính của cả hai bên chiến tuyến xả thân giữa bom đạn, đầm đìa máu tươi nơi rừng sâu, nơi đồng bưng, nơi ngục tù ác nghiệt của Mỹ-Thiệu, nơi trại cải tạo bạo tàn của cộng sản… thì anh đang làm gì? Anh đang ở đâu? Nếu anh không từng là nạn nhân của cuộc chiến ấy, thậm chí nếu anh lợi dụng cuộc chiến ấy để trục lợi cá nhân như củng cố địa vị, quyền lực, hay đầu cơ chiến tranh để làm giàu thì anh lấy tư cách gì để trách móc?
Là một người du kích, Phan Thành Lợi nói năng, hành xử, suy nghĩ rất rạch ròi: “địch - ta” nhưng thực chất anh cũng chỉ là một người lính, chẳng khác gì những người lính Cộng Hòa ở bên kia chiến tuyến.
Phan Thành Lợi là một người lính được số phận sắp xếp vào hàng ngũ cộng sản. Anh đã chiến đấu cho cộng sản mà cứ tưởng lầm là đang chiến đấu cho tổ quốc.
Tất cả những kiêu hãnh, những bi thương, những nghiệt ngã trong mối tình đau đớn của anh đều bắt nguồn từ sự “tưởng lầm” ấy.
Nhưng anh không có lỗi gì cả.
Anh cũng giống như Santiago, nhân vật “lão ngư ông” của Hemingway, sau nhiều ngày đêm vật lộn với kình ngư, biển cả và đàn cá mập, đã chỉ đem được vào bờ một bộ xương cá vô dụng.
Nhưng đó không phải là lỗi của ông.
Và ông vẫn là một nhân cách lớn.
Tuy nhiên dù lớn hay nhỏ, dù được các thế hệ sau tôn vinh hay phủ nhận, thì giờ đây những người lính ở cả hai bên chiến tuyến cũng chỉ còn là những nắm xương vô định, là cát bụi không tên, chìm khuất trong xó xỉnh nào.
Ngày 05.10.2008
Tiểu luận của Đào Hiếu
Cách đây 26 năm tôi có viết một truyện dài dựa theo cuộc đời của anh thương binh Phan Thành Lợi. Đây là sáng kiến của bà Đỗ Duy Liên, lúc ấy là phó chủ tịch UBND Thành phố HCM.
Anh Lợi quê ở Củ Chi, là một thương binh bị cụt cả hai tay, hai chân. Lúc đó anh được cấp một căn hộ nhỏ trong “làng phế binh” Thủ Đức.
Tôi lui tới làm việc với anh trong vài tháng và viết xong một truyện dài lấy tên là QUA SÔNG. Tác phẩm được nhà xuất bản Văn Nghệ in năm 1986 với số lượng là 10.150 cuốn, khổ 13×19cm.
Hồi đó sách in bằng giấy đen, sần sùi, trông rất xấu xí, nhưng vẫn không đủ sách để mà bán.
Sau khi anh Lợi qua đời vì những thương tích cũ hành hạ, tôi gần như quên tác phẩm ấy, một phần vì tôi nghĩ đó chỉ là một cuốn sách viết theo đơn đặt hàng, và phần khác vì đề tài “cách mạng” không còn được độc giả quan tâm nữa, do những tác động quá tệ hại của guồng máy tham nhũng ngoài xã hội.
Hai mươi bốn năm sau, trong lúc nhàn rỗi, tình cờ đọc lại “Qua Sông”, tôi không thể ngờ rằng trong quá khứ mình đã từng tiếp xúc với một anh du kích Củ Chi lạ lùng như vậy, đã từng viết về một cuộc tình đau đớn như vậy.
Tôi từng xem những phim chiến tranh thuộc loại tầm cỡ của điện ảnh Mỹ như “Giải cứu binh nhì Ryan”, “Huyền thoại mùa Thu”, “Cuốn theo chiều gió”, “Trung đội”…nhưng chưa từng thấy nhân vật nào có số phận nghiệt ngã như anh Phan Thành Lợi, chưa từng thấy có chiến trường nào bi thảm như chiến trường Củ Chi khi phải hứng chịu những trận bom rải thảm của máy bay B52 trong trận càn Cedar Falls đẫm máu đầu năm 1967.
Đọc lại QUA SÔNG, tôi chợt “ngộ” ra một điều, đó là: cuộc chiến vừa qua không phải là cuộc chiến của những người đang cầm quyền hiện nay ở Việt Nam, mà là cuộc chiến của những người lính đã chết ngoài mặt trận, của những thương binh như Phan Thành Lợi, của những cô giao liên dũng cảm như Huệ, của những bà mẹ thui thủi chờ mong con bên ánh đèn dầu, của những đôi lứa yêu nhau đã phải chia lìa chỉ sau một trận đánh, của những trẻ thơ chết như rạ giữa đồng sau một trận pháo bầy.
Còn chúng ta, những người đang cướp bóc, đang giành giựt của cải và quyền lực… chỉ là một lũ ăn theo, một bọn dây máu ăn phần, một phường hôi của bần tiện.
Trong kháng chiến chống Mỹ, những người như anh Lợi cứ nghĩ rằng mình là “cộng sản” nhưng thực tế họ không hề biết chủ nghĩa cộng sản là gì. Ở các đô thị miền Nam cũng vậy: Có những trí thức trẻ đã đấu tranh dưới ngọn cờ của Đảng cộng sản Việt Nam, thậm chí đã là đảng viên, nhưng vẫn không phải là một người cộng sản vì họ chẳng quan tâm tới điều đó.
Lúc ấy, những người như anh Lợi cứ tưởng rằng Đảng đang lãnh đạo họ, thực tế là Đảng chỉ giao việc cho họ, còn lãnh đạo họ chính là lòng yêu nước.
Lúc ấy, những người như anh Lợi tưởng rằng mình đang “cùng hội cùng thuyền” với Đảng cộng sản, thực tế họ chỉ “cùng thuyền” mà không bao giờ “cùng hội”.
Cái con thuyền Mặt trận GPMN cũng như Mặt trận Việt Minh có nhiều người ngồi trên đó, có cộng sản lẫn không cộng sản, thậm chí có cả người chống cộng.
Họ có cùng một điểm đến là đánh đuổi ngoại xâm và một người cầm lái: đó là Đảng. Họ không biết Đảng là ai, chỉ đến khi thuyền cập bến, thấy Đảng coi những thành phần khác là “khách sang sông” và gạt họ qua một bên để nắm trọn quyền lực và quyền lợi, thì đã muộn rồi.
Tôi cũng từng là một người “khách sang sông” như thế. Tôi cũng đã từng đứng ở một chiến tuyến. Vì thế với tư cách nhà văn, tôi thấy có trách nhiệm ghi lại bi kịch của những người lính trong chiến tuyến đó.
Những nhà văn ở chiến tuyến bên kia cũng đã viết về số phận, về nỗi đau của những người lính trên chiến tuyến ấy. Đó là quyền của người cầm bút.
Những tác phẩm của hai bên sẽ bổ sung cho nhau, góp phần tạo nên diện mạo của một người-lính-việt-nam-nạn-nhân-chiến-tranh, trong thân phận chung của một dân tộc cùng khổ và bất hạnh.
Thật là ngu ngốc biết bao nếu chúng ta cứ công kích nhau, bôi lọ nhau và bôi lọ những người đã chết cho cuộc chiến tranh khốn nạn này.
Thật là rồ dại biết bao nếu lòng chúng ta vẫn còn nuôi nấng hận thù…
Thù ai? Những người du kích, những anh bộ đội cụ Hồ, những anh lính Cộng hòa, những trí thức, những công chức trong guồng máy của cả hai miền Nam Bắc… họ là kẻ thù sao? Không. Họ chỉ là nạn nhân, họ đã bị lừa gạt, bị xúi giục căm thù, bị xúi giục cầm súng… nhưng tất cả họ đều chỉ là nạn nhân. Và phần lớn họ đã chết: trên rừng, dưới biển, trong đồng bưng, ngoài biên giới, hải đảo, trong các nhà tù, các trại cải tạo. Số còn lại cũng đã già rồi, lẫn khuất đâu đó trong làng xóm, trong ngõ hẻm, trong sình lầy hay khói bụi.
Vậy thì kẻ thù của nhân dân là ai? Đó chính là bọn cầm quyền của cả hai chế độ, bọn tướng lãnh đầu sỏ của cả hai chế độ. Và các thế lực ngoại bang đứng đàng sau cuộc chiến để thủ lợi. Chính chúng đã phát động chiến tranh, đã điều khiển chiến tranh, đã ra lệnh và đã làm chết hàng chục triệu người, làm tan nát bao nhiêu gia đình.
*
Cuộc nội chiến vừa qua quá rộng lớn, quá hung dữ. Nó đã kéo cả dân tộc vào cơn điên của nó, nó chi phối, nó quyết định mọi số phận, mọi cảnh đời, nó hành hạ, chà đạp, hủy diệt.
Nó phanh thây tổ quốc.
DÙ CHỌN LỰA HAY KHÔNG CHỌN LỰA, ANH CŨNG VẪN BỊ CUỐN THEO DÒNG CHẢY CỦA NÓ. CẢ DÂN TỘC ĐỀU LÀ NẠN NHÂN CỦA CHIẾN TRANH, KỂ CẢ NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CẦM SÚNG VÀ ĐÃ CHIẾN ĐẤU, ĐÃ GIẾT VÀ ĐÃ BỊ GIẾT.
Vậy thì tại sao lại cứ đòi cho được rằng hồi đó theo cộng sản hay theo Mỹ là có tội?
Tôi hỏi anh, khi những người lính của cả hai bên chiến tuyến xả thân giữa bom đạn, đầm đìa máu tươi nơi rừng sâu, nơi đồng bưng, nơi ngục tù ác nghiệt của Mỹ-Thiệu, nơi trại cải tạo bạo tàn của cộng sản… thì anh đang làm gì? Anh đang ở đâu? Nếu anh không từng là nạn nhân của cuộc chiến ấy, thậm chí nếu anh lợi dụng cuộc chiến ấy để trục lợi cá nhân như củng cố địa vị, quyền lực, hay đầu cơ chiến tranh để làm giàu thì anh lấy tư cách gì để trách móc?
Là một người du kích, Phan Thành Lợi nói năng, hành xử, suy nghĩ rất rạch ròi: “địch - ta” nhưng thực chất anh cũng chỉ là một người lính, chẳng khác gì những người lính Cộng Hòa ở bên kia chiến tuyến.
Phan Thành Lợi là một người lính được số phận sắp xếp vào hàng ngũ cộng sản. Anh đã chiến đấu cho cộng sản mà cứ tưởng lầm là đang chiến đấu cho tổ quốc.
Tất cả những kiêu hãnh, những bi thương, những nghiệt ngã trong mối tình đau đớn của anh đều bắt nguồn từ sự “tưởng lầm” ấy.
Nhưng anh không có lỗi gì cả.
Anh cũng giống như Santiago, nhân vật “lão ngư ông” của Hemingway, sau nhiều ngày đêm vật lộn với kình ngư, biển cả và đàn cá mập, đã chỉ đem được vào bờ một bộ xương cá vô dụng.
Nhưng đó không phải là lỗi của ông.
Và ông vẫn là một nhân cách lớn.
Tuy nhiên dù lớn hay nhỏ, dù được các thế hệ sau tôn vinh hay phủ nhận, thì giờ đây những người lính ở cả hai bên chiến tuyến cũng chỉ còn là những nắm xương vô định, là cát bụi không tên, chìm khuất trong xó xỉnh nào.
Ngày 05.10.2008
Thứ Sáu, 13 tháng 3, 2009
Huyền thoại quốc kỳ
HUYỀN THOẠI QUỐC KỲ
Tiểu luận của Đào Hiếu
Nguồn: BBCVietnamese.com, thứ Tư 03.2009
Tiểu luận của Đào Hiếu
Nguồn: BBCVietnamese.com, thứ Tư 03.2009
Mới đây, khi trên mạng xuất hiện nhiều bài viết, hình ảnh liên quan tới việc Trung Quốc xâm lăng Việt Nam ngày 17.02.1979 và việc nhà nước Việt Nam nhượng bộ quá nhiều khi ký hiệp ước về biên giới với Trung Quốc, có một bạn trẻ thường xuyên “chat” với tôi. Anh đang học thạc sĩ kinh tế, anh nói thẳng với tôi là anh có tham vọng chính trị vì “nếu không làm chính trị thì làm sao thay đổi cái xã hội thối nát hiện nay”.
Qua nhiều lần “chat” tôi thấy anh là một thanh niên đầy tâm huyết, giỏi ngoại ngữ và có kiến thức.
Có một lần tôi hỏi:
-Nhưng sao mỗi lần em xuất hiện trên mạng thì cái “avatar” của em lúc nào cũng là “cờ đỏ sao vàng”?
-Vì đó là cờ tổ quốc. Em muốn lá quốc kỳ luôn nhắc nhở lý tưởng “vì tổ quốc” của em trong học tập và rèn luyện để đạt mục đích của mình.
*
Dạo đó, đọc báo Tuổi Trẻ thấy có đăng hình và bài về một cụ già, sáng nào cũng mở đầu một ngày bằng cách đứng nghiêm chào cờ trong phòng riêng của mình. Cụ được ca ngợi như là một người yêu nước. Và trong một số cơ quan, người ta thường dùng hình ảnh của cụ để nhắc nhở cán bộ công nhân viên đừng quên lễ chào cờ mỗi sáng thứ 2 hàng tuần (có nơi là sáng thứ 2 đầu tháng).
*
Những người có suy nghĩ như chàng sinh viên và cụ già nọ hiện nay không phải là ít, và không phải chỉ có ở Việt Nam. Tôi từng thấy trên một website ở Mỹ có bài viết ca ngợi cờ vàng ba sọc đỏ với giọng điệu rất hùng hồn và cũng gọi đó là cờ tổ quốc.
Tiếc thay, trên cõi đời này chẳng hề có lá cờ nào gọi là “quốc kỳ” cả. Đó chỉ là một từ bị “áp đặt” bởi một chế độ chính trị đang cầm quyền tại một quốc gia nào đó.
Triều Nguyễn, quốc kỳ của Việt Nam là Long Tinh Kỳ, hình chữ nhật màu vàng, viền xanh lam, ở giữa có chấm đỏ. Về sau vua Hàm Nghi dùng lá cờ này để khởi nghĩa chống Pháp nên nó bị người Pháp bỏ, thay bằng Đại Nam Kỳ: nền vàng có vẽ hai chữ Hán (cách điệu): “Đại Nam”. Dưới thời chính phủ Trần Trọng Kim thì quốc kỳ Việt Nam đổi thành: nền vàng, ở giữa có hình quẻ ly màu đỏ (quẻ ly gồm 2 vạch liền hai bên, ở giữa là một
vạch đứt)
Sau đó, quốc kỳ đổi từ màu vàng sang đỏ, ở giữa mọc lên một ngôi sao. Đó là “quốc kỳ” của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, còn “quốc Kỳ” của Việt Nam Cộng Hòa thì nền vàng ba sọc đỏ.
Vậy nếu quốc kỳ là “cờ tổ quốc” sao cờ miền Nam và cờ miền Bắc khác nhau, chẳng lẽ hai miền có hai tổ quốc? Có hai ông Lạc Long Quân, hai bà Âu Cơ? Chẳng lẽ lãnh thổ Việt Nam có hai chữ S?
*
Tôi đem những bằng chứng ấy ra tranh luận với anh bạn thạc sĩ trẻ nọ nhưng anh ta vẫn chưa chịu. Hỏi vặn lại:
-Thế còn nước Pháp, nước Mỹ, hàng trăm năm nay quốc kỳ của họ có thay đổi đâu. Có nghĩa là vẫn có cái gọi là “quốc kỳ” chứ.
-Pháp, Mỹ không thay đổi nhưng Nga thay đổi, Trung Quốc thay đổi, Campuchia thay đổi, Đức thay đổi, Ý thay đổi, Tây Ban Nha thay đổi… Sở dĩ Mỹ không thay đổi “quốc kỳ” vì chế độ của họ ổn định, bền vững. Nhưng ví dụ một ngày nào đó Bin Laden chiếm nước Mỹ hay Taliban chiếm nước Pháp thì liệu cái gọi là “quốc kỳ” của hai nước này có còn như ngày nay không?
Có vẻ như anh bạn trẻ đã bị thuyết phục. Và anh đã delete hình “quốc kỳ” trên trang “chat” của mình.
*
“Quốc kỳ” thực ra chẳng có gì là thiêng liêng cả. Nó chẳng dính dáng gì tới tổ quốc, tới dân tộc. Nó chỉ là cái logo, cái bảng hiệu, cái “thương hiệu” của một chế độ chính trị.
Nếu chế độ đó tốt thì lá cờ của nó được dân tôn trọng, có thể bỏ ra vài phút đứng chào cũng chả sao.
Nếu chế độ đó xấu, ác thì lá cờ của nó cũng chỉ là một tấm pa-nô quảng cáo rẻ tiền mà thôi.
Tôi vẫn rất thích lá cờ của Canada. Nó rất hồn nhiên. Nó chỉ là một chiếc lá phong chín đỏ, thanh thản bay trong cơn gió se lạnh của một ngày nắng đẹp tình cờ.
Ý KIẾN CỦA THÍNH GIẢ ĐÀI BBC
Nguyên, California
Tôi đồng thuận với lập luận của ông Đào Hiếu. Thiết nghĩ nước Việt có 4 ngàn năm văn hiến chứ đâu phải mới có trong vòng mấy chục năm nay đâu.
Lá cờ đỏ sao vàng chỉ xuất hiện vào năm 1945 cho đến nay. Nếu nhìn lá cờ mà cho là tổ quốc ở đó thì hóa ra như thế hàng ngàn năm trước tổ tiên ta không có tổ quốc, đất nước hay sao?
Qua nhiều lần “chat” tôi thấy anh là một thanh niên đầy tâm huyết, giỏi ngoại ngữ và có kiến thức.
Có một lần tôi hỏi:
-Nhưng sao mỗi lần em xuất hiện trên mạng thì cái “avatar” của em lúc nào cũng là “cờ đỏ sao vàng”?
-Vì đó là cờ tổ quốc. Em muốn lá quốc kỳ luôn nhắc nhở lý tưởng “vì tổ quốc” của em trong học tập và rèn luyện để đạt mục đích của mình.
*
Dạo đó, đọc báo Tuổi Trẻ thấy có đăng hình và bài về một cụ già, sáng nào cũng mở đầu một ngày bằng cách đứng nghiêm chào cờ trong phòng riêng của mình. Cụ được ca ngợi như là một người yêu nước. Và trong một số cơ quan, người ta thường dùng hình ảnh của cụ để nhắc nhở cán bộ công nhân viên đừng quên lễ chào cờ mỗi sáng thứ 2 hàng tuần (có nơi là sáng thứ 2 đầu tháng).
*
Những người có suy nghĩ như chàng sinh viên và cụ già nọ hiện nay không phải là ít, và không phải chỉ có ở Việt Nam. Tôi từng thấy trên một website ở Mỹ có bài viết ca ngợi cờ vàng ba sọc đỏ với giọng điệu rất hùng hồn và cũng gọi đó là cờ tổ quốc.
Tiếc thay, trên cõi đời này chẳng hề có lá cờ nào gọi là “quốc kỳ” cả. Đó chỉ là một từ bị “áp đặt” bởi một chế độ chính trị đang cầm quyền tại một quốc gia nào đó.
Triều Nguyễn, quốc kỳ của Việt Nam là Long Tinh Kỳ, hình chữ nhật màu vàng, viền xanh lam, ở giữa có chấm đỏ. Về sau vua Hàm Nghi dùng lá cờ này để khởi nghĩa chống Pháp nên nó bị người Pháp bỏ, thay bằng Đại Nam Kỳ: nền vàng có vẽ hai chữ Hán (cách điệu): “Đại Nam”. Dưới thời chính phủ Trần Trọng Kim thì quốc kỳ Việt Nam đổi thành: nền vàng, ở giữa có hình quẻ ly màu đỏ (quẻ ly gồm 2 vạch liền hai bên, ở giữa là một

Sau đó, quốc kỳ đổi từ màu vàng sang đỏ, ở giữa mọc lên một ngôi sao. Đó là “quốc kỳ” của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, còn “quốc Kỳ” của Việt Nam Cộng Hòa thì nền vàng ba sọc đỏ.
Vậy nếu quốc kỳ là “cờ tổ quốc” sao cờ miền Nam và cờ miền Bắc khác nhau, chẳng lẽ hai miền có hai tổ quốc? Có hai ông Lạc Long Quân, hai bà Âu Cơ? Chẳng lẽ lãnh thổ Việt Nam có hai chữ S?
*
Tôi đem những bằng chứng ấy ra tranh luận với anh bạn thạc sĩ trẻ nọ nhưng anh ta vẫn chưa chịu. Hỏi vặn lại:
-Thế còn nước Pháp, nước Mỹ, hàng trăm năm nay quốc kỳ của họ có thay đổi đâu. Có nghĩa là vẫn có cái gọi là “quốc kỳ” chứ.
-Pháp, Mỹ không thay đổi nhưng Nga thay đổi, Trung Quốc thay đổi, Campuchia thay đổi, Đức thay đổi, Ý thay đổi, Tây Ban Nha thay đổi… Sở dĩ Mỹ không thay đổi “quốc kỳ” vì chế độ của họ ổn định, bền vững. Nhưng ví dụ một ngày nào đó Bin Laden chiếm nước Mỹ hay Taliban chiếm nước Pháp thì liệu cái gọi là “quốc kỳ” của hai nước này có còn như ngày nay không?
Có vẻ như anh bạn trẻ đã bị thuyết phục. Và anh đã delete hình “quốc kỳ” trên trang “chat” của mình.
*
“Quốc kỳ” thực ra chẳng có gì là thiêng liêng cả. Nó chẳng dính dáng gì tới tổ quốc, tới dân tộc. Nó chỉ là cái logo, cái bảng hiệu, cái “thương hiệu” của một chế độ chính trị.
Nếu chế độ đó tốt thì lá cờ của nó được dân tôn trọng, có thể bỏ ra vài phút đứng chào cũng chả sao.
Nếu chế độ đó xấu, ác thì lá cờ của nó cũng chỉ là một tấm pa-nô quảng cáo rẻ tiền mà thôi.
Tôi vẫn rất thích lá cờ của Canada. Nó rất hồn nhiên. Nó chỉ là một chiếc lá phong chín đỏ, thanh thản bay trong cơn gió se lạnh của một ngày nắng đẹp tình cờ.
Ý KIẾN CỦA THÍNH GIẢ ĐÀI BBC
Nguyên, California
Tôi đồng thuận với lập luận của ông Đào Hiếu. Thiết nghĩ nước Việt có 4 ngàn năm văn hiến chứ đâu phải mới có trong vòng mấy chục năm nay đâu.
Lá cờ đỏ sao vàng chỉ xuất hiện vào năm 1945 cho đến nay. Nếu nhìn lá cờ mà cho là tổ quốc ở đó thì hóa ra như thế hàng ngàn năm trước tổ tiên ta không có tổ quốc, đất nước hay sao?
Độc giả
Tôi phản đối suy luận 1 chiều của nhà văn này. Vậy tại sao quốc kỳ vẫn đại diện cho niềm tự hào của các vận động viên Olympic. Người ta vẫn vì nó để tranh đấu cho tổ quốc. Chứ không phải tranh đấu cho chế độ chính trị định ra lá cờ đó. Quốc kì có thể do chế độ chính trị làm ra. Nhưng nó vẫn là linh hồn của đất nước, dân tộc.
Tôi phản đối suy luận 1 chiều của nhà văn này. Vậy tại sao quốc kỳ vẫn đại diện cho niềm tự hào của các vận động viên Olympic. Người ta vẫn vì nó để tranh đấu cho tổ quốc. Chứ không phải tranh đấu cho chế độ chính trị định ra lá cờ đó. Quốc kì có thể do chế độ chính trị làm ra. Nhưng nó vẫn là linh hồn của đất nước, dân tộc.
Mai Nam
Thời VN Cộng Hoà đội bóng đá đã có lần vô địch Đông Nam Á, khi đó cờ VN cộng hoà cũng ngạo nghễ kéo lên trong buổi trao giải. Chính quyền nào cũng rất chú ý bồi dưỡng các đội thể thao là do vậy. Đó là dịp "ăn theo" mà thôi. Tôi ủng hộ quan điểm của anh Đào Hiếu. Hiata
Quốc kỳ tượng trưng cho thể chế chính trị một quốc gia. Điều này đúng, nhưng không thể coi nó như là 1 cái logo, 1 thương hiệu được.
Cho dù lá quốc kỳ đó được sinh ra bởi thể chế chính trị gì đi nữa và nó mang hình dáng thế nào, nó cũng tượng trưng cho linh hồn và nội lực của đất nước cho người.
Thời VN Cộng Hoà đội bóng đá đã có lần vô địch Đông Nam Á, khi đó cờ VN cộng hoà cũng ngạo nghễ kéo lên trong buổi trao giải. Chính quyền nào cũng rất chú ý bồi dưỡng các đội thể thao là do vậy. Đó là dịp "ăn theo" mà thôi. Tôi ủng hộ quan điểm của anh Đào Hiếu. Hiata
Quốc kỳ tượng trưng cho thể chế chính trị một quốc gia. Điều này đúng, nhưng không thể coi nó như là 1 cái logo, 1 thương hiệu được.
Cho dù lá quốc kỳ đó được sinh ra bởi thể chế chính trị gì đi nữa và nó mang hình dáng thế nào, nó cũng tượng trưng cho linh hồn và nội lực của đất nước cho người.
Nguyễn Hiền
Tôi thật hoan nghênh cái lối suy nghĩ này. Ông nhà văn này không những đã gỡ được hết những hệ lụy ràng buộc vây quanh một vấn đề nhiều tranh cãi từ xưa tới nay. Với tôi như thế là đủ, nhưng ở phần kết luận của bài ông ý nhị nhẹ nhàng như gió lướt trên lá cờ CANADA một cách thật tuyệt vời.
Tôi thật hoan nghênh cái lối suy nghĩ này. Ông nhà văn này không những đã gỡ được hết những hệ lụy ràng buộc vây quanh một vấn đề nhiều tranh cãi từ xưa tới nay. Với tôi như thế là đủ, nhưng ở phần kết luận của bài ông ý nhị nhẹ nhàng như gió lướt trên lá cờ CANADA một cách thật tuyệt vời.
Đào Hiếu ông là ai?

LÊ VŨ
Tùy bút
ĐÀO HIẾU, ÔNG LÀ AI?
Câu hỏi treo lên và đã có quá nhiều câu/cách trả lời! Một tên Việt Cộng ngu xuẩn, một gã cò mồi chính trị, một nhà văn đối kháng, một người muốn mua sự nổi tiếng bằng văn chương nổi loạn, một cây bút trung thực, một người cách mạng chân chính, một tên phản bội ăn cháo đá bát…Những cái áo khác màu khoác vội, những nhãn mác rậm rì dán bít bùng khuôn mặt Đào Hiếu vì mỗi người đã/đang nhìn anh bằng con mắt khóc người một con. Họ lại đứng trên những lằn ranh địch-ta, bạn-thù, văn chương-chính trị-xã hội …rất khác biệt để nhận diện, nên Đào Hiếu ông là ai …vẫn còn đó mơ hồ, nhầm lẫn, đôi khi rối mù bao nhiêu luận điệu trù đập, lên án, tụng ca …
Tôi là người ĐỌC Đào Hiếu và may mắn gặp anh hai lần bằng xương bằng thịt. Mùa xuân, thành phố buổi chiều vẫn cấp tập và náo động. Xe như nước, bụi như sương nhoen nhét và ồn ĩ thanh âm cáu giận. Dưới tán cây thẩm bóng hôn hoàng, tôi nhìn Đào Hiếu nhâm nhi. Rượu sóng sánh soi một khuôn mặt chữ điền hừng hực nam tính. Nhìn, Đào Hiếu vẫn còn đầy phong độ và sức sống nam nhi dù đuôi mắt lục tuần đã nhăn nhíu những vệt chân chim. Anh kể tôi nghe - không phải những cái chuyện vặt/không vặt của cái thời sinh viên liều mình như chẳng có, hay buổi ăn muối ngủ hầm làm cách mạng - mà kể những chuyện tình của đời mình. Ký ức tình, anh nói, vẫn là những vết thương đau lói ngày mưa tháng gió. Và tôi nhận ra những chuyện tình của anh đỏ như máu, nóng như sôi, vẫn lục lạo trái tim và quẫy động trên từng phân ly thịt da người đàn ông đa tình.
Vâng, trên và ngoài tất cả, Đào Hiếu là một gã LÃNG TỬ ĐA TÌNH mà đa tình tự cổ thiên di hận. Cái hận đó, Đào Hiếu để trào ra đầu ngọn bút nên văn chương anh còn hơn cả sự thật trần truồng: những mối tình mê đắm, những thân phận ngựa hoang, những mảnh vỡ đi lạc …Thục (Kỷ niệm đàn bà ), Phượng (Hoa dại lang thang), Ngọc (Nổi loạn), Thu trong “Về đâu?” …không phải là những hình nhân đất sét nặn từ óc tưởng tượng mà là xương thịt, máu huyết, tâm tình nồng cháy của một Đào Hiếu tài tử đa tình đa cảm. Họ, mỗi người một vẻ, khác nhau về xuất thân nhưng đều có chung một điểm cơ bản trong tính cách: xa lạ với cuộc đời, nổi loạn trong tình yêu, bứt phá những taboo tình dục …
&
Buổi chiều gió, lao xao gió nhưng câu chuyện về Ngọc như những nhát cắt băm vụn cả một chiều xuân đẹp. Hỏi thế gian Tình là vật gì ? Và Đào Hiếu thầm thì vào tai tôi: “ Nổi loạn” là một chuyện tình có thật trăm phần trăm, thật những cơn say, giọt máu chảy …Tôi đã viết, không, là ghi lại những cuộc làm tình với đầy ắp ngẫu hứng trong veo. Này đây là một hiến dâng/chiếm đoạt ngọt ngào:
Ngọc ném quấn áo của Phan xuống đất, mặt ngời như lửa.
– Em sẽ nghiền nát anh.
Phan cảm thấy hai cái vú của Ngọc đè lên ngực mình, tóc nàng che lấp cả khuôn mặt chàng. Người đàn bà trẻ đóng đinh chàng trên pháp trường, vùi lấp chàng bằng cào cấu, cắn xé. (Nổi Loạn)
Trong đời thường, Ngọc là một phần đời máu thịt của anh, với đủ cay chua mặn đắng, máu và nước mắt, hoan lạc và địa ngục. Bên cạnh là Thục, Phượng, Thu …những người phụ nữ nóng bỏng yêu thương, khát khao đi tìm một chân trời tự do nhưng cứ bị cuốn xoáy vào cái bi kịch lẩn quẩn của kiếp người: bị hãm hiếp, trấn lột, bội phản, lừa lọc …Họ hoàn toàn mất niềm tin, lạc phương hướng, nên thả nổi phận mình lêu bêu rong rêu cho đến khi gặp chàng tài tử và tình yêu thành viên thần dược, tình dục treo lên cái phao cứu sinh, cứu rỗi phận người. Phượng, cô con gái nhà giàu bỏ nhà theo một anh hề (làm xiếc) dọc đuờng gió bụi. Thục, một sinh viên trong trắng bám theo một gã buôn lậu lang bạt kỳ hồ …Họ yêu nhau trên cỏ, trên đá, trên lá hoa, yêu nhau như muôn loài muông thú dưới mặt trời, từ chối tiện nghi vật chất xa hoa, như một phản ứng hiện sinh tích cực trong cái thế giới đồng tiền lên ngôi với máu me và sex, cái thế giới bốc mùi vo ve những ruồi nhặng đen đầu, những xác chết của người và chuột. Và, chúng ta tìm thấy giữa những cuộc tình nhân gian ở đây một Đào Hiếu ngầy ngật men tình, phóng dật, tự do đến bất cần, sẵn sàng sổ toẹt những chân lý giáo điều luật lệ, sẵn sàng quẳng bỏ vào thùng rác chợ trời, phường phố, phe phái những mưu toan…
Khi “Nổi Loạn” xuất bản năm 1993 thì ngay lập tức, những tay cơ hội và cả những kẻ bị ám ảnh tình dục đã nhập cuộc và lãng tử bị đập tơi tả như cái mền rách. Đơn giản thôi, người ta cứ muốn giấu đi những mặt trái, những ẩn ức, những lở loét ung nhọt – Nụ cười anh bỗng nở trên môi: Tôi đóng vai khán giả. Tôi ngồi hàng ghế dưới, hút thuốc lá và thỉnh thoảng vỗ tay…(Đ.H trả lời phỏng vấn báo Diễn Đàn Paris)
Tôi cũng muốn vỗ tay theo anh nhưng chân tay hầu như bất động khi Vẩn Thạch - những mảnh vụn vơ vẩn của thiên thể - đã tan tác về với bụi tro ngay dưới chân em, cội nguồn. Còn Hề, mặt như ngáo ộp khi người ta lấy đi, truớc mũi mình, nguồn sống ấm nóng yêu thương. Buôn lậu, thân nam tử, cuối cùng nổ tan xác pháo; bụi đời, trượng phu ngạo nghễ đành bó tay trơ mắt nhìn người yêu bị cướp đoạt trên biển. Phan của “ Nổi Loạn”, như thể, đã cố gắng khép mình trong trật tự viên chức nhưng những trang viết và công việc buồn ngủ đến trì độn của một Biên tập viên có nghĩa gì giữa dòng đời xiết chảy hoang mang bổng bùng lên một tình yêu da diết với vực sâu núi đèo mê hoặc. Nguyễn Du xưa, dù có hâm mộ Từ Hải “dọc ngang nào biết trên đầu có ai” cũng đành cho Từ chết đứng giữa trận tiền và ngã xuống khi giọt lệ giai nhân ướt chân. Từ chết vì bằng lòng trao tấm thân muôn trượng, cả mười vạn tinh binh trong tay nàng, mặc nàng; Từ không chết vì thua trận Hồ Tôn Hiến.
Đào Hiếu đã để cho Vẩn Thạch nằm chết như thế khi người đẹp chim sáo sang sông, cho Hề quay quắt khô héo khi em, cánh chim bay đi biển rộng. Không thể khuấy bùn lên khua sóng mà chơi, và vì con đường nào cũng rập rình những mưu toan bẩn thỉu, những nhân vật hóa thân của Đào Hiếu đành quay lưng với cuộc đời, im lặng mộng mơ, chế giễu và …tắc. Cửa hẹp, Ngọc quay về tìm con, và Phan lãng tử hồi đầu về nhà với …vợ. Thế đó, đa tình phải chăng để hận mênh mang, sầu lênh loang?
Nhưng đa tình với đa cảm là hai trong một. Nếu như Từ chỉ biết vùi vào ngực Kiều hương lửa nồng nàn mà không biết động lòng bốn phương thì sá gì một tên võ biền không biết đến cái mả cha nhà mình. Đào Hiếu biết động lòng nên ngắn dài trăn trở mà bất lực, thôi thì làm một ngọn lửa nhỏ.
Ngọn lửa nhỏ không dùng để làm gìVẫn có thể đốt lên điếu thuốcGiữa cuộc đời mênh mông (Lạc Đuờng)
Phải chăng anh cũng muốn đốt một điếu thuốc để chiêu hồn? Không, anh dụi thuốc vào gạt tàn vì quá khứ chẳng có gì để chiêu. Anh nhấc ly và tu tận hoan dù nhân sinh chẳng hề đắc ý. Bỏ đi, anh nói, hãy rời bỏ loài người, hãy đến chỗ của vô tận, chỗ của phi thời gian…
&
Đêm về sâu nhưng quán vẫn ầm ào. Người vẫn lũ lượt tìm say để lăn quay, quên đi cái thế giới đang bốc mùi trứng rận, chối bỏ mớ lý tưởng bùi nhùi giẻ rách, và làm biến đi những cái mặt đầu trộm đuôi cướp nhan nhản giữa cuộc ngày …Đào Hiếu có khác hơn. Ngay trong tự truyện “ Lạc Đường”, sau khi nôn thốc nôn tháo bao nhiêu bí ẩn tưởng như là vĩ đại dị kỳ của nhân sinh, anh chàng mê lạc đã vội vàng tắm gội và đùa giỡn với cái của quý của mình, bằng lòng làm một con cá voi hoành tráng. Tôi nằm ngửa, duỗi dài, buông thả, nhìn ngắm thân thể trần truồng của mình lấp lóa nắng. Cái dương vật dài, suôn, rập rềnh theo mảng lông đen ngời như rong rêu. Tôi không còn là một ông già sáu mươi tuổi mà là một con cá voi nhỏ đang thưởng thức sự cường tráng của mình. Tôi đang sống. Đang hòa nhập. Đang hóa thân, Đang vô danh (Lạc đường).
Có lẽ tôi thích Đào Hiếu vì bao giờ anh cũng sẵn sàng truồng và thật như thế …
Sài Gòn tháng 2/09
L.V
Tùy bút
ĐÀO HIẾU, ÔNG LÀ AI?
Câu hỏi treo lên và đã có quá nhiều câu/cách trả lời! Một tên Việt Cộng ngu xuẩn, một gã cò mồi chính trị, một nhà văn đối kháng, một người muốn mua sự nổi tiếng bằng văn chương nổi loạn, một cây bút trung thực, một người cách mạng chân chính, một tên phản bội ăn cháo đá bát…Những cái áo khác màu khoác vội, những nhãn mác rậm rì dán bít bùng khuôn mặt Đào Hiếu vì mỗi người đã/đang nhìn anh bằng con mắt khóc người một con. Họ lại đứng trên những lằn ranh địch-ta, bạn-thù, văn chương-chính trị-xã hội …rất khác biệt để nhận diện, nên Đào Hiếu ông là ai …vẫn còn đó mơ hồ, nhầm lẫn, đôi khi rối mù bao nhiêu luận điệu trù đập, lên án, tụng ca …
Tôi là người ĐỌC Đào Hiếu và may mắn gặp anh hai lần bằng xương bằng thịt. Mùa xuân, thành phố buổi chiều vẫn cấp tập và náo động. Xe như nước, bụi như sương nhoen nhét và ồn ĩ thanh âm cáu giận. Dưới tán cây thẩm bóng hôn hoàng, tôi nhìn Đào Hiếu nhâm nhi. Rượu sóng sánh soi một khuôn mặt chữ điền hừng hực nam tính. Nhìn, Đào Hiếu vẫn còn đầy phong độ và sức sống nam nhi dù đuôi mắt lục tuần đã nhăn nhíu những vệt chân chim. Anh kể tôi nghe - không phải những cái chuyện vặt/không vặt của cái thời sinh viên liều mình như chẳng có, hay buổi ăn muối ngủ hầm làm cách mạng - mà kể những chuyện tình của đời mình. Ký ức tình, anh nói, vẫn là những vết thương đau lói ngày mưa tháng gió. Và tôi nhận ra những chuyện tình của anh đỏ như máu, nóng như sôi, vẫn lục lạo trái tim và quẫy động trên từng phân ly thịt da người đàn ông đa tình.
Vâng, trên và ngoài tất cả, Đào Hiếu là một gã LÃNG TỬ ĐA TÌNH mà đa tình tự cổ thiên di hận. Cái hận đó, Đào Hiếu để trào ra đầu ngọn bút nên văn chương anh còn hơn cả sự thật trần truồng: những mối tình mê đắm, những thân phận ngựa hoang, những mảnh vỡ đi lạc …Thục (Kỷ niệm đàn bà ), Phượng (Hoa dại lang thang), Ngọc (Nổi loạn), Thu trong “Về đâu?” …không phải là những hình nhân đất sét nặn từ óc tưởng tượng mà là xương thịt, máu huyết, tâm tình nồng cháy của một Đào Hiếu tài tử đa tình đa cảm. Họ, mỗi người một vẻ, khác nhau về xuất thân nhưng đều có chung một điểm cơ bản trong tính cách: xa lạ với cuộc đời, nổi loạn trong tình yêu, bứt phá những taboo tình dục …
&
Buổi chiều gió, lao xao gió nhưng câu chuyện về Ngọc như những nhát cắt băm vụn cả một chiều xuân đẹp. Hỏi thế gian Tình là vật gì ? Và Đào Hiếu thầm thì vào tai tôi: “ Nổi loạn” là một chuyện tình có thật trăm phần trăm, thật những cơn say, giọt máu chảy …Tôi đã viết, không, là ghi lại những cuộc làm tình với đầy ắp ngẫu hứng trong veo. Này đây là một hiến dâng/chiếm đoạt ngọt ngào:
Ngọc ném quấn áo của Phan xuống đất, mặt ngời như lửa.
– Em sẽ nghiền nát anh.
Phan cảm thấy hai cái vú của Ngọc đè lên ngực mình, tóc nàng che lấp cả khuôn mặt chàng. Người đàn bà trẻ đóng đinh chàng trên pháp trường, vùi lấp chàng bằng cào cấu, cắn xé. (Nổi Loạn)
Trong đời thường, Ngọc là một phần đời máu thịt của anh, với đủ cay chua mặn đắng, máu và nước mắt, hoan lạc và địa ngục. Bên cạnh là Thục, Phượng, Thu …những người phụ nữ nóng bỏng yêu thương, khát khao đi tìm một chân trời tự do nhưng cứ bị cuốn xoáy vào cái bi kịch lẩn quẩn của kiếp người: bị hãm hiếp, trấn lột, bội phản, lừa lọc …Họ hoàn toàn mất niềm tin, lạc phương hướng, nên thả nổi phận mình lêu bêu rong rêu cho đến khi gặp chàng tài tử và tình yêu thành viên thần dược, tình dục treo lên cái phao cứu sinh, cứu rỗi phận người. Phượng, cô con gái nhà giàu bỏ nhà theo một anh hề (làm xiếc) dọc đuờng gió bụi. Thục, một sinh viên trong trắng bám theo một gã buôn lậu lang bạt kỳ hồ …Họ yêu nhau trên cỏ, trên đá, trên lá hoa, yêu nhau như muôn loài muông thú dưới mặt trời, từ chối tiện nghi vật chất xa hoa, như một phản ứng hiện sinh tích cực trong cái thế giới đồng tiền lên ngôi với máu me và sex, cái thế giới bốc mùi vo ve những ruồi nhặng đen đầu, những xác chết của người và chuột. Và, chúng ta tìm thấy giữa những cuộc tình nhân gian ở đây một Đào Hiếu ngầy ngật men tình, phóng dật, tự do đến bất cần, sẵn sàng sổ toẹt những chân lý giáo điều luật lệ, sẵn sàng quẳng bỏ vào thùng rác chợ trời, phường phố, phe phái những mưu toan…
Khi “Nổi Loạn” xuất bản năm 1993 thì ngay lập tức, những tay cơ hội và cả những kẻ bị ám ảnh tình dục đã nhập cuộc và lãng tử bị đập tơi tả như cái mền rách. Đơn giản thôi, người ta cứ muốn giấu đi những mặt trái, những ẩn ức, những lở loét ung nhọt – Nụ cười anh bỗng nở trên môi: Tôi đóng vai khán giả. Tôi ngồi hàng ghế dưới, hút thuốc lá và thỉnh thoảng vỗ tay…(Đ.H trả lời phỏng vấn báo Diễn Đàn Paris)
Tôi cũng muốn vỗ tay theo anh nhưng chân tay hầu như bất động khi Vẩn Thạch - những mảnh vụn vơ vẩn của thiên thể - đã tan tác về với bụi tro ngay dưới chân em, cội nguồn. Còn Hề, mặt như ngáo ộp khi người ta lấy đi, truớc mũi mình, nguồn sống ấm nóng yêu thương. Buôn lậu, thân nam tử, cuối cùng nổ tan xác pháo; bụi đời, trượng phu ngạo nghễ đành bó tay trơ mắt nhìn người yêu bị cướp đoạt trên biển. Phan của “ Nổi Loạn”, như thể, đã cố gắng khép mình trong trật tự viên chức nhưng những trang viết và công việc buồn ngủ đến trì độn của một Biên tập viên có nghĩa gì giữa dòng đời xiết chảy hoang mang bổng bùng lên một tình yêu da diết với vực sâu núi đèo mê hoặc. Nguyễn Du xưa, dù có hâm mộ Từ Hải “dọc ngang nào biết trên đầu có ai” cũng đành cho Từ chết đứng giữa trận tiền và ngã xuống khi giọt lệ giai nhân ướt chân. Từ chết vì bằng lòng trao tấm thân muôn trượng, cả mười vạn tinh binh trong tay nàng, mặc nàng; Từ không chết vì thua trận Hồ Tôn Hiến.
Đào Hiếu đã để cho Vẩn Thạch nằm chết như thế khi người đẹp chim sáo sang sông, cho Hề quay quắt khô héo khi em, cánh chim bay đi biển rộng. Không thể khuấy bùn lên khua sóng mà chơi, và vì con đường nào cũng rập rình những mưu toan bẩn thỉu, những nhân vật hóa thân của Đào Hiếu đành quay lưng với cuộc đời, im lặng mộng mơ, chế giễu và …tắc. Cửa hẹp, Ngọc quay về tìm con, và Phan lãng tử hồi đầu về nhà với …vợ. Thế đó, đa tình phải chăng để hận mênh mang, sầu lênh loang?
Nhưng đa tình với đa cảm là hai trong một. Nếu như Từ chỉ biết vùi vào ngực Kiều hương lửa nồng nàn mà không biết động lòng bốn phương thì sá gì một tên võ biền không biết đến cái mả cha nhà mình. Đào Hiếu biết động lòng nên ngắn dài trăn trở mà bất lực, thôi thì làm một ngọn lửa nhỏ.
Ngọn lửa nhỏ không dùng để làm gìVẫn có thể đốt lên điếu thuốcGiữa cuộc đời mênh mông (Lạc Đuờng)
Phải chăng anh cũng muốn đốt một điếu thuốc để chiêu hồn? Không, anh dụi thuốc vào gạt tàn vì quá khứ chẳng có gì để chiêu. Anh nhấc ly và tu tận hoan dù nhân sinh chẳng hề đắc ý. Bỏ đi, anh nói, hãy rời bỏ loài người, hãy đến chỗ của vô tận, chỗ của phi thời gian…
&
Đêm về sâu nhưng quán vẫn ầm ào. Người vẫn lũ lượt tìm say để lăn quay, quên đi cái thế giới đang bốc mùi trứng rận, chối bỏ mớ lý tưởng bùi nhùi giẻ rách, và làm biến đi những cái mặt đầu trộm đuôi cướp nhan nhản giữa cuộc ngày …Đào Hiếu có khác hơn. Ngay trong tự truyện “ Lạc Đường”, sau khi nôn thốc nôn tháo bao nhiêu bí ẩn tưởng như là vĩ đại dị kỳ của nhân sinh, anh chàng mê lạc đã vội vàng tắm gội và đùa giỡn với cái của quý của mình, bằng lòng làm một con cá voi hoành tráng. Tôi nằm ngửa, duỗi dài, buông thả, nhìn ngắm thân thể trần truồng của mình lấp lóa nắng. Cái dương vật dài, suôn, rập rềnh theo mảng lông đen ngời như rong rêu. Tôi không còn là một ông già sáu mươi tuổi mà là một con cá voi nhỏ đang thưởng thức sự cường tráng của mình. Tôi đang sống. Đang hòa nhập. Đang hóa thân, Đang vô danh (Lạc đường).
Có lẽ tôi thích Đào Hiếu vì bao giờ anh cũng sẵn sàng truồng và thật như thế …
Sài Gòn tháng 2/09
L.V
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)